Tin tức mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Bộ GD&ĐT luôn khuyến khích giáo viên, nhà trường chủ động, sáng tạo

Bộ GD&ĐT khuyến khích vận dụng và chọn lọc kiến thức thực tiễn phù hợp để bổ sung trong quá trình dạy học; phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh

Bộ GD&ĐT khuyến khích vận dụng và chọn lọc kiến thức thực tiễn phù hợp để bổ sung trong quá trình dạy học; phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh

Ngày 03/10/2017, Bộ GD&ĐT đã ban hành công văn số 4612/BGD&ĐT-GDTrH, hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh từ năm học 2017 - 2018. 

Là người trực tiếp triển khai, lãnh đạo Sở GD&ĐT, trường THPT đều cho rằng, đây là việc làm cần thiết nhằm chuẩn bị cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên từng bước tiếp cận phương thức dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bộ GD&ĐT không cấm dạy nội dung ngoài sách giáo khoa

Hiện nay, có nhiều tài liệu bổ ích khác để người dạy và người học tham khảo, nghiên cứu. Thế nhưng, sách giáo khoa vẫn là một căn cứ chủ yếu để các nhà trường tổ chức thực hiện chương trình dạy học và tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.

Việc khẳng định vai trò quan trọng của sách giáo khoa là rất cần thiết vào thời điểm chương trình hiện hành có một số kiến thức cần điều chỉnh và chuẩn bị chuyển giao sang chương trình mới.

Nhấn mạnh điều này khi nhắc tới công văn 4612, thầy Nguyễn Văn Định – Hiệu trưởng Trường THPT Phú Điền (Đồng Tháp) – cho rằng: có một ý đã gây hiểu nhầm cho người thực hiện khi sử dụng từ “tuyệt đối” (tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa).

Nhưng khi đọc kỹ toàn văn bản thì có thể khẳng định, Bộ GD&ĐT không hề có ý cấm dạy nội dung ngoài sách giáo khoa mà vẫn đang khuyến khích mạnh việc chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục của các nhà trường; khuyến khích vận dụng và chọn lọc kiến thức thực tiễn phù hợp để bổ sung trong quá trình dạy học; phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh; coi trọng việc tự học, tự tìm tòi của học sinh. Bộ GD&ĐT cũng chỉ đạo: “các hoạt động chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra của cấp trên phải dựa trên kế hoạch giáo dục của nhà trường”.

Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Nguyễn Xuân Thành đã khẳng định với báo chí về sự hiểu lầm này và nhấn mạnh: “Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu "bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu", nghĩa là không hạn chế giáo viên chỉ dạy học với ngữ liệu trong sách giáo khoa; đồng thời cho biết, Bộ GD&ĐT sẽ có hướng dẫn cụ thể thêm để các nhà trường yên tâm thực hiện.

Liên quan đến văn bản trên, ông Nguyễn Văn Phê – Giám đốc Sở GD&ĐT Hưng Yên – cho biết: Ngày 1/9/2011, Bộ GD&ĐT đã ban hành công văn số 5842/BGDĐT-VP về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản để dạy và học phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế của nhà trường.

Ngay sau khi văn bản này ban hành, Sở GD&ĐT Hưng Yên đã triển khai thực hiện; từ đó, nhắc lại nhiều ở các hội nghị chuyên môn. Các nhà trường trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nghiêm túc rà soát và rất đồng thuận khi thực hiện. Việc ra câu hỏi kiểm tra cũng được lưu ý về những nội dung đã điều chỉnh; từ đó đến nay đã ổn định, không có phản ánh gì qua các đợt thanh tra.

“Về công văn số 4612/BGDĐT-GDtrH hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017 – 2018 mới đây của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT đã tự rà soát, triển khai và không có vấn đề gì bị mâu thuẫn” – ông Nguyễn Văn Phê cho hay.

Cần hiểu đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT

Xung quanh thảo luận về công văn 4612, ông Nguyễn Minh Tường – Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ - khẳng định: Chúng tôi đồng tình với ý kiến của ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học - đã trả lời, làm rõ: "bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu", nghĩa là không hạn chế giáo viên chỉ dạy học với ngữ liệu trong sách giáo khoa.

Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ cho biết: Chúng ta đang thực hiện công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 1/9/2011 về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông để phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường.

Để tiếp tục khắc phục những hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành và đặc biệt chuẩn bị cơ sở lí luận và thực tiễn đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015 Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 hướng dẫn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông.

Trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, việc đưa những thông tin ngoài sách giáo khoa vào dạy học và kiểm tra đánh giá chính là thực hiện yêu cầu vận dụng kiến thức trong chương trình, sách giáo khoa vào thực tiễn, từng bước hình thành phẩm chất và năng lực học sinh. Điều này Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn tại Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/2/2010 về việc hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra.

“Vì vậy, chúng tôi đã hiểu theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT: Việc ban hành Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH nhằm tiếp tục hướng dẫn các nhà trường sắp xếp lại nội dung dạy học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực; tiết kiệm thời gian dành cho học sinh vận dụng kiến thức để phát triển các kỹ năng;

Khắc phục tình trạng dạy học quá nặng về nội dung kiến thức, gây quá tải cho học sinh, góp phần hạn chế học thêm, dạy thêm; đồng thời cũng chuẩn bị cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên từng bước tiếp cận phương thức dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới là cần thiết.

Về việc “Tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa” cần được hiểu rằng: Do sách giáo khoa cụ thể hóa mục tiêu của chương trình nên câu đó chỉ nhằm nhấn mạnh yêu cầu không dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

Không nên hiểu theo nghĩa: giáo viên chỉ được dạy học với ngữ liệu trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, việc diễn đạt như trên cũng dễ gây ra hiểu lầm là Bộ GD&ĐT chỉ cho phép giáo viên khai thác sử dụng sách giáo khoa để dạy học. Điều này không đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ” – ông Nguyễn Minh Tường cho hay.

Như vậy, theo ông Nguyễn Minh Tường, Bộ GD&ĐT không hạn chế giáo viên sử dụng các tư liệu chính thống ngoài sách giáo khoa mà chỉ lưu ý mức độ các tư liệu không vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Ngoài ra, các vấn đề cụ thể cần tinh giản hay cập nhật sẽ được hướng dẫn cụ thể hơn trong quá trình tập huấn sắp tới.

“Phú Thọ không lúng túng, không bất ngờ về Văn bản 4612/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD&DT, vì đây là việc Bộ GD&ĐT đã triển khai từ những năm học trước. Chúng tôi đã và đang triển khai những nội dung đó một cách thường xuyên, nền nếp, hiện quả trong những năm học gần đây.

Sở GD&ĐT đã ban hành văn bản số 1431/SGD&ĐT-GDTrH ngày 16/10/2017 về việc hướng dẫn các trường THPT, PTDTNT, các phòng GD&ĐT huyện, thị, thành, các cơ sở giáo dục thường xuyên thực hiện các nội dung theo tinh thần Văn bản 4612/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD&ĐT” – ông Nguyễn Minh Tường khẳng định.

Hiếu Nguyễn
Báo Giáo dục & Thời đại

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image